4 Lưu Ý Khi Cải Tạo Nhà Cấp 4 Thành Nhà Lầu Khung Bê Tông Cốt Thép (BTCT)

4 Lưu Ý Khi Cải Tạo Nhà Cấp 4 Thành Nhà Lầu Khung Bê Tông Cốt Thép (BTCT)

Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, nhu cầu cải tạo nhà cấp 4 thành nhà lầu khung bê tông cốt thép (BTCT) khi nhà xuống cấp là điều hoàn toàn dễ hiểu. Một không gian sống khang trang, mới mẻ, một nơi tiện nghi hơn sau khi cải tạo sửa chữa là kỳ vọng của nhiều gia đình. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cho công trình này lại không phải là điều dễ dàng. Những lưu ý khi cải tạo nhà dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi tân trang ngôi nhà của mình đấy!

4 Lưu Ý Khi Cải Tạo Nhà Cấp 4 Thành Nhà Lầu Khung Bê Tông Cốt Thép (BTCT)

1. Chỉ giữ lại 4 vách tường bao quanh nhà

Khi cải tạo nhà cấp bốn thành nhà lầu khung bê tông cốt thép, gia chủ cần kiểm định chất lượng của nền móng cũ để xem xét có thể thực hiện cải tạo thành nhà lầu hay không. Trong trường hợp căn nhà gặp các vấn đề về kết cấu thì cần xử lý triệt để trước khi bắt đầu thi công những chi tiết mới.

Xây dựng nhà lầu khung BTCT cần có được nền móng vững chắc và sức chịu áp lực tốt, vì vậy, sau khi kiểm định được chất lượng hiện trạng căn nhà, gia chủ chỉ nên giữ lại 4 vách tường xung quanh nhà. Các chi tiết khác nên phá bỏ để có thể xây dựng phần nhà mới tương xứng với thiết kế nhà cũng như đảm bảo được tuổi thọ của ngôi nhà.

Xem thêm: Phương Án Cải Tạo, Tân Trang Nhà Cửa Tiết Kiệm Với 50 Triệu Đồng

2. Làm thêm móng đơn, cột và đà

Với việc chỉ sử dụng những vách tường bao quanh nhà, ngôi nhà của bạn chắc chắn sẽ cần đầu tư thêm móng đơn, các cột, đà cần thiết. Việc xác định số lượng và vị trí móng, cột đà nên do một đơn vị có chuyên môn về kết cấu thực hiện. Dự vào tư vấn của đơn vị chuyên về kết cấu này, đơn vị thiết kế mới đưa ra thiết kế cho phù hợp.

Móng đơn là loại móng chuyên được sử dụng trong các trường hợp cải tạo nhà cấp 4 thành nhà lầu khung BTCT vì tính linh hoạt với từng mục đích xây dựng và lại là phương án tiết kiệm cho mỗi gia đình.

3. Gia cố liên kết tường cũ vào hệ kết cấu mới

4 Lưu Ý Khi Cải Tạo Nhà Cấp 4 Thành Nhà Lầu Khung Bê Tông Cốt Thép (BTCT)

Sau khi thực hiện công đoạn làm thêm móng đơn, các cột và đà cần thiết, hãy chú ý gia cố liên kết các bức tường cũ được giữ lại vào hệ thống kết cấu mới, đảm bảo cho khung mới khi cải tạo nhà cấp 4 thành nhà lầu khung BTCT được chắc chắn và an toàn.

Các đội thi công chuyên nghiệp sẽ thực hiện liên kết bằng cách cấy ghép vào bê tông tạo nên các mối liên kết bền vững, không bị phá vỡ kết cấu vững chắc của cả ngôi nhà. Phương thức gia cố liên kết bằng cách cấy thép vào hệ kết cấu mới đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các công trình xây dựng, lên tầng, điển hình như việc cải tạo nhà cấp bốn thành nhà lầu khung bê tông cốt thép.

Xem thêm: Tư Vấn Thiết Kế Nhà Ống Hiện Đại & Tràn Ngập Ánh Sáng

4. Nâng tầng bằng vật liệu nhẹ

Lưu ý cuối cùng dành cho các gia đình đang định cải tạo nhà cấp 4 thành lầu khung BTCT là nên sử dụng các vật liệu nhẹ như khung thép tiền chế, sàn giả vách thạch cao hoặc cemboard,…

Sử dụng vật liệu nhẹ làm giảm tải cho nền móng, tiết kiệm chi phí gia cố móng, rút ngắn thời gian thi công. Không chỉ tiết kiệm thời gian mà ngay cả chi phí dành cho loại vật liệu này cũng rẻ hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt, thích hợp với công tác nâng tầng.

Xem thêm: 5 Bước Cải Tạo Nhà Ống Cấp 4 Nhanh Và Tiết Kiệm

Hy vọng, với những tư vấn về cải tạo nhà cấp bốn tầng thành nhà lầu khung BTCT kể trên, gia đình bạn sẽ tìm được cách thiết kế và thi công phù hợp nhất và có một không gian sống khang trang, rộng rãi hơn.

Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com

Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà