
Nếu như bạn đang sở hữu hay định mua lại một ngôi nhà cũ có tình trạng khá “thảm”, ắt hẳn bạn sẽ tự hỏi những câu hỏi sau. Một căn nhà đổ nát liệu có thể hóa thành ngôi nhà hiện đại, sang trọng hay không? Liệu cải tạo nhà cũ thành nhà mới có quá quá khó khăn hay không?… Cho dù bởi bất cứ lý do nào, nguyên nhân nào khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên tàn tạ, thì mọi thứ vẫn có thể cải tạo để biến ngôi nhà nát thành ngôi nhà trong mơ của mỗi người. Để làm được điều đó, ngôi nhà cũ của bạn sẽ trải qua các giai đoạn sau đây!
A. 3 Giai Đoạn Cải Tạo Nhà Cũ Thành Nhà Mới Trong 8 Tuần
1. Giai đoạn thiết kế
Đầu tiên, để biến hóa, cải tạo nhà cũ thành nhà mới và đẹp của riêng mình, gia chủ và đơn vị tư vấn thiết kế và thi công cần hiểu rõ hiện trạng của căn nhà hiện tại.
Bằng các phép đo, tính toán và thực nghiệm, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có được hiểu biết chính xác về tình hình thực địa kết cấu ngôi nhà. Dựa vào những kết quả kể trên, đơn vị này sẽ phác thảo những phương án thiết kế có thể áp dụng được cho ngôi nhà của bạn.
Nếu đã hài hòa giữa phương án thiết kế với nhu cầu mong muốn của chủ nhà, hãy nhanh chóng chuẩn bị làm việc cùng các nhà chức trách liên quan đến cấp phép xây dựng. Cải tạo nhà cũ nát có thể cần đến giấy phép cơi nới thì khả nảng cần có hồ sơ kiểm định móng của đơn vị có chức năng và xin giấy phép xây dựng là điều chắc chắn phải có.
Xem thêm: Nên sửa chửa cải tạo hay xây luôn nhà mới?
2. Giai đoạn tiền thi công
Trước khi chính thức thực hiện cải tạo nhà nát, đổ sập, chúng ta cần tháo dỡ toàn bộ tường, cửa, thiết bị vệ sinh, hệ thống đường ống kỹ thuật… của nhà cũ, di chuyển đến nơi khác. Biết đâu, chúng ta có thể tái sử dụng vật dụng nào đó trong việc cải tạo nhà cũ thành nhà mới này.
Cho dù cải tạo hay xây dựng lại nhà thì việc hút sạch hầm cầu là điều hoàn toàn cần thiết để tránh những sự cố có thể xảy ra sau này. Thậm chí, nếu không sử dụng đến thì có thể đập đi xây mới nhé.
Trong trường hợp bản thiết kế và thực tế có sự thay đổi vị trí của cầu thang thì nên tháo bỏ luôn phần thang cũ. Về phần xà bần khi tháo dỡ có thể giữ lại để nâng sàn nhà, sân vườn (nếu có nhu cầu).
3. Giai đoạn thi công cải tạo nhà cũ nát
Khi tiến hành thi công cải tạo nhà nát thành “cung điện” cho tổ ấm của mình, gia chủ cần lưu ý những đặc điểm sau:
– Trước khi tiến hành nâng tầng, ngôi nhà cần được xử lý các phần cột kép bổ sung và phần móng trước nhằm gia cố nền móng vững chắc nhất có thể. Nâng tầng trên nền móng của một ngôi nhà có tiếng đổ nát từ trước thì việc chuẩn bị một nền tảng là vững chãi với việc bổ sung thêm các cột trụ là việc làm nên thực hiện từ đầu.
Xem thêm: 4 Phương Pháp Tốt Nhất Để Cải Tạo Trần Nhà Thấp
– Tiếp theo, hãy chú ý gia cố các phần sàn, đà bị xuống cấp hoặc hư, võng… Cũng tương tự như việc gia cố trụ, móng,… các bộ phận này nếu được đảm bảo đúng quy chuẩn ngay từ đầu sẽ mang đến tuổi thọ kẻo dài cho ngôi nhà.
– Tiếp theo, triển khai xây dựng và cải tạo nhà nát theo bản vẽ thiết kế đã thỏa thuận giữa 2 bên. Trong đó, cầu thang sẽ được xây mới nếu như đã tháo bỏ phần cầu thang cũ đi. Phần sàn và mái mới cần được đục và chỉnh sửa, cơi nới theo đúng chuẩn xây dựng sẽ làm tăng tuổi thọ của công trình.
B. Gia chủ nên lưu ý những gì khi sửa nhà thành mới:
Sau khi nắm rõ phần nào các giai đoạn khi cải tạo nhà cũ thành nhà mới, thì gia chủ cũng cần lưu ý những điều sau:
– Nên tận dụng lại cửa sổ hoặc cửa ra vào bằng gỗ hoặc sắt nếu tình trạng sử dụng vẫn còn tốt.
– Các hệ thống ống nước nhựa âm tường nếu không bị thấm hoặc rò rỉ thì có thể xem xét sử dụng lại. Riêng hệ thống dây điện cũ của nhà bị nát thì nên thay mới toàn bộ, tránh tình trạng rò rỉ điện làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của trang thiết bị hoặc không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: 6 kinh nghiệm xương máu khi sửa chữa cải tạo nhà
Cải tạo nhà cũ thành nhà mới, đẹp như ý không có gì là khó ở thời hiện đại ngày nay. Trong 8 tuần cùng với những lưu ý chi tiết và tỉ mỉ ở trên, mỗi gia chủ đều có thể tự tin biến nhà đổ nát thành “cung điện” của riêng mình.
Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com
Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà