Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu sửa chữa nâng tầng nhà phố ngày càng nhiều lên. Tuy nhiên, đa phần các công trình đều được phó thác cho đơn vị thi công và được thi công dựa trên kinh nghiệm của đội thợ nên ít nhiều chưa được chuẩn xác. Vậy quy trình sửa nhà nâng tầng như thế nào mời bạn đọc theo dõi kỹ bài viết dưới đây!

Quy trình sửa nhà để nâng tầng cao gồm 5 giai đoạn: kiểm định kết cấu móng cột, thiết kế sửa nhà, xin giấy phép xây dựng ở địa phương, thi công nhà và hoàn công.

Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

1. Kiểm định kết cấu móng cột nhà cũ

Việc làm đầu tiên khi thực hiện sửa nhà nâng tầng là kiểm tra chất lượng kết cấu móng cột nhà cũ. Nhiều căn nhà bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng vì chất lượng vật liệu bị hư hỏng, thấm dột dưới tác động của môi trường. Hoặc nếu gia chủ có nhu cầu nâng tầng nhà để mở rộng không gian sống thì việc kiểm định móng cột nhà cũ có khả năng chịu lực nâng tầng hay không cực kỳ quan trọng.

Các bước kiểm tra, gia cố móng để nâng tầng cao trải qua bước khảo sát hiện trạng móng, dầm,… công trình. Từ kết quả kiểm định đưa ra phương án cải tạo và gia cố nền móng tương ứng với chất lượng hiện tại của công trình. Lưu ý, gia chủ cần xử lý triệt để các vấn đề xấu của nhà cũ như thấm nước, nứt tường, cấy dầm,… để gia tăng chất lượng nền móng.

Để đảm bảo chất lượng khi sửa nhà nâng tầng, gia chủ nên tìm thuê các đơn vị có chức năng chuyên môn thực hiện để kiểm định tốt nhất.Thời gian thông thường cho quá trình này tầm 1 tuần với chi phí tầm 15 đến 30 triệu.

Xem thêm: Phương Án Cải Tạo, Tân Trang Nhà Cửa Tiết Kiệm Với 50 Triệu Đồng

2. Thiết kế

Sau khi có kết quả kiểm tra về chất lượng nền móng cũ, đội ngũ thiết kế mới có thể dựa vào đó để thực hiện bản vẽ thiết kế chi tiết cho căn nhà. Mỗi thay đổi trong kiến trúc sửa chữa nâng tầng cần cân đối giữa chất lượng của các chi tiết cũ với việc xây dựng, lắp đặt thêm phần mới.

Gia chủ nên theo sát giai đoạn thiết kế cũng như trao đổi kỹ càng các yêu cầu với đội thiết kế để có thể có được bản thiết kế tốt nhất cho không gian sống của gia đình.

Quá trình thiết kế có thể mất từ 10 đến 20 ngày tùy thuộc vào yêu cầu của bạn. Chi phí cho khâu thiết kế dao động từ 150 đến 220 nghìn/m2 xây dựng.

Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

3. Xin phép xây dựng trên Quận

Bất cứ công trình xây dựng nào kể cả dân dụng, khi cơi nới, sửa chữa nâng tầng hay xây dựng mới đều cần xin phép xây dựng cấp quận trở lên.

Thực hiện đúng quy trình và được cấp phép đầy đủ từ chính quyền địa phương, gia đình sẽ thuận lợi hơn trong suốt quá trình sửa chữa, cải tạo nhà, hạn chế tối đa nguy cơ gián đoạn công trình.

Thông thường, quá trình xin giấy phép xây dựng sẽ kéo dài khoảng 30 ngày. Nhưng bạn có thể lựa chọn 1 cách khác, thực hiện qua dịch vụ trọn gói xin cấp phép sẽ rút ngắn thời gian còn 2 tuần với mức phí từ 5 đến 15 triệu.

Xem thêm: 3 Phương Án Cải Tạo Nhà 3 Tầng Cũ & Những Lưu Ý

4. Thi công

Sửa Nhà Nâng Tầng – Chi Phí Và Quy Trình Triển Khai Chi Tiết

Giai đoạn thi công luôn là giai đoạn chiếm nhiều thời gian cũng như chi phí khi cải tạo nhà. Tùy theo mức độ khó và nhiều chi tiết cụ thể theo từng công trình cơi nới, sửa chữa nâng tầng mà khối lượng thi công cũng như chi phí khác nhau rõ rệt.

Ngay từ lúc bắt đầu thi công, gia đình nên lên trước kế hoạch chuẩn bị vật tư vật liệu cũng như bố trí thời gian thực hiện từng đầu công việc để tiết kiệm được tối đa chi phí cũng như thời gian.

5. Hoàn công

Cuối cùng là công tác hoàn thiện công trình cải tạo nhà nâng tầng và kiểm tra thật chắc chắn chất lượng các đầu việc thi công để đảm bảo công trình đươc giao đúng với mong muốn của gia chủ.

Xem thêm: 3 Lưu Ý Quan Trọng Khi Cải Tạo Nhà Cấp 4 Thành Nhà 2 Tầng

Ngày này, sửa nhà nâng tầng trở nên rất phổ biến nhằm đáp ứng được mong muốn cuộc sống khang trang và hiện đại hơn. Để quá trình cải tạo, nâng tầng lên cao được thuận lợi, gia chủ nên thực hiện qua trình tự kiểm định kết cấu móng cột, thiết kế sửa nhà, xin giấy phép xây dựng ở địa phương, thi công nhà và hoàn công để công trình diễn ra thuận lợi cũng như hoàn thành tốt đẹp nhất. Chúc các bạn thành công!

Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com

Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà