
Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để gia đình bạn tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Cách thiết kế này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị han chế về chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, một số gia đình sử dụng phong cách thiết kế tầng lửng này để tạo ra không gian đẹp và thoáng.
Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.
Xem thêm: Phương Án Cải Tạo, Tân Trang Nhà Cửa Tiết Kiệm Với 50 Triệu Đồng
Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của các tòa nhà, ngôi nhà thì sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tẩng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn. Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang.
Để tầng lửng của gia đình thêm hoàn hảo, chiều cao của tầng lửng cần theo những chuẩn sau đây:
Gọi L là lộ giới phía trước nhà, H là độ cao quy định từ mặt nền vỉa hè đến sàn lầu 1, thì ta có 3 trường hợp như sau:
1). L<3.5m: H=3.8m
2). 3.5m<L<20m: H=5.8m
3). 20m<L: H=7.0m
Đối với trường hợp 1, do chiều cao tầng trệt bị khống chế, cho nên không thể làm tầng lửng được. Nếu có làm thì chiều cao tầng lửng rất thấp (<1.5m), đi bị đụng đầu.
Trường hợp 2: có thể làm tầng lửng với chiều cao thông thủy là 1.8m đến 2.0m. Tầng trệt lúc đó có thể cao từ 3.2 – 3.5m
Trường hợp 3: có thể làm tầng lửng với chiều cao bình thường như các tầng lầu khác (2.8 – 3.0m), lúc đó tầng trệt vẫn có chiều cao bình thường (4.0 – 4.2m)
Xem thêm: Thiết Kế Tầng Lửng Làm Phòng Khách – 5 Lưu Ý Quan Trọng
Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của công trình và ngôi nhà thì sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tẩng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn.
Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí, có thể làm riêng một thang chỉ để lên phần này.
Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.
Gia đình bạn nếu muốn xây tầng lửng thì cần lên kế hoạch để đảm bảo chiều cao tầng lửng phù hợp với thiết kế ngôi nhà, từ đó ngôi nhà của bạn không chỉ thêm rộng, thoáng mát mà còn tăng tính thẩm mỹ cho nhà.
Xem thêm: Sửa chữa nhà cần chuẩn bị những gì?
Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com
Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà