Hướng Dẫn Chọn Công Suất Máy Lạnh & Lắp Đặt Máy Lạnh

Chọn Công Suất máy Lạnh & Lắp Đặt Máy Lạnh

Hiện nay, đa số các hộ gia đình đều xài máy lạnh hay còn gọi là máy điều hòa. Thế nhưng việc tính toán công suất để lựa chọn lắp đặt máy lạnh một cách chính xác, tiết kiệm và hiệu quả thì ít người biết đến. Trong bài viết này, Hưng Gia sẽ hướng dẫn bạn cách chọn công suất máy lạnh và lắp đặt máy lạnh chính xác nhất để vửa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.

Chọn công suất lạnh và lắp đặt máy lạnh

A. Tính toán công suất máy lạnh

1 HP (công suất điện, công suất máy nén) = 746 W (công suất điện) = 9000 BTU/h (công suất lạnh) = 2.61 KW (công suất lạnh).

(Cách chuyển công suất như trên chỉ đúng với máy điều hòa không khí, không được áp dụng cho lĩnh vực lạnh cấp đông.)

Công thức tính toán công suất lạnh:

Nếu V (m3) là thể tích phòng (= diện tích sàn (m2) x chiều cao đến trần (m)), HP là công suất lạnh (còn gọi là “ngựa” hay “mã lực”)

Ta có: 1 m3 = 200 BTU, mà công suất máy nén là 1HP = 9000 BTU

→  1 m3  =  (200/9000) HP1HP  = 45 m3

Công thức: HP = V x 45

(Chi tiết cách xác định phụ tải lạnh trong 1 không gian, tìm đọc sách: Kỹ thuật ĐHKK – PGS. TS. Lê Chí Hiệp, hay quyển của Nguyễn Đức Lợi.)

Đọc thêm: 6 Cách Bày Trí Đồ Đạc Cần Tuyệt Đối Tránh Trong Phòng Khách

Kinh nghiệm thực tế:

Ước lượng trong khoảng 1 HP cho 35 – 45 m3 phòng (hoặc tính theo công thức trên).

VD: Phòng có kích thước 3 x 4 x 3.5m = 42 m3 thì chọn máy lạnh 1 HP. Phòng có kích thước: 4 x 5 x 3.5m = 70 m3 thì chọn máy lạnh 1.5 HP hoặc 2 HP. Phòng có kích thước: 5 x 6 x 3.5m = 105 m3 thì chọn máy lạnh 2.5 HP.

Lưu ý: Công suất máy lạnh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như vật liệu xây dựng, nguồn nhiệt tác động đến căn phòng và số lượng người thường xuyên sử dụng căn phòng nhiều hay ít. Vì vậy không phải căn phòng nào cũng có tiêu chuẩn giống nhau, nên chúng ta có thể cộng hoặc trừ thêm khoảng 5 – 10 mét khối tùy trường hợp…

B. Những lưu ý khi lắp đặt máy lạnh

Yêu cầu đối với vị trí lắp cục lạnh:

– Lắp cục lạnh lên tường thật chắc chắn và cân đối để tránh bị rung.
– Luồng khí ra – vào không bị cản trở, và khí lạnh có thể toả đều khắp phòng (nên lắp giữa phòng, tránh trên đầu giường hay đầu tủ).
– Không lắp cục lạnh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
– Lắp cục lạnh ở nơi có thể nối với cục nóng bên ngoài một cách dễ dàng nhất.
– Lắp cục lạnh ở nơi mà đường ống thoát nước có thể lắp đặt dễ dàng và tấm lọc khí có thể tháo ra để dễ bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên được.
– Đường thoát nước ở cục lạnh phải dốc ra ngoài. Dùng ống nước bằng nhựa (cứng hoặc mềm) để đưa nước xả của máy lạnh thoát ra ngoài.

Đọc Thêm: 7 cách hiệu quả giúp phòng/nhà mát mẻ hơn

Yêu cầu đối với vị trí lắp cục nóng:

– Dàn nóng cần đặt nơi thoáng mát (giúp tăng trao đổi nhiệt). Tránh nắng chiếu trực tiếp hoặc nơi có gió thổi thẳng trực tiếp (hiện tượng đối gió), hoặc nhiều bụi rác.
– Không đặt cục nóng ở nơi có nhiều người qua lại.
– Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.
– Lưu ý tới hướng nhà hàng xóm vì rất có thể khí nóng từ cục nóng thổi vào cửa sổ hoặc gây ra tiếng ồn.
– Khoảng cách giữa tường bao quanh với hai đầu hồi và đằng sau dàn nóng phải ≥ 20 cm. Khoảng cách tường đối diện phải ≥ 60 cm.

Các phụ kiện cần thiết:

Mỗi máy lạnh nên có một CB. (Khi tắt máy lạnh bằng Remote nên đồng thời tắt CB để tiết kiệm điện).

Chọn Công Suất máy Lạnh & Lắp Đặt Máy Lạnh

Tại sao khi lắp máy lại tránh đối gió?

Khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy, khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt, khiến nhiệt độ trong phòng không hạ xuống được và máy thường xuyên bị tắt bất thường.

Đọc thêm: 5 cách thiết kế cải tạo nhà ống đẹp và thông thoáng

“Bẫy dầu ” là gì? tại sao phải có bẫy dầu?

Một số trường hợp do vị trí lắp máy không thuận tiện nên phải để cục nóng ở sân thượng hoặc mái nhà… nói chung là những vị trí cao hơn cục lạnh. Trường hợp này nếu thợ không có kinh nghiệm xử lý thì chỉ vài ngày sau khi lắp đặt là máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chưá gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy, gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại nhiều trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một “oil cap” (bẫy dầu), bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh, gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.

Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com

Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà