
Để bảo vệ ngôi nhà bạn không chỉ phải chống thấm cho trần nhà mà việc chống thấm ngược chân tường là vô cùng cần thiết. Bởi nếu chân tường bị thấm cũng làm cho ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng. Chính vì thế, việc tìm được giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả là điều cần thiết mà bất cứ ngôi nhà nào cũng phải cần biết.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm ngược chân tường như:
– Ngôi nhà cũ đang bị xuống cấp, do thời tiết, do địa chấn có sự thay đổi. Hay do tường của tầng trên rỉ xuống gây ra thấm dột….
– Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này. Bên cạnh đó, thấm ngược chân tường cũng gây ra hiện tượng ố vàng, bong tróc sơn vữa làm xấu bề mặt nhà, làm ngôi nhà trở nên cũ và mất thẩm mỹ.
– Những ngôi nhà ở các vị trí thấp trũng, giáp biển, ao hồ. Nước, hơi ẩm từ đất nền mao dẫn lên theo những mạch vữa xây và gạch xây thông qua một hệ mà gọi là “mao dẫn”. Hiện tượng này tương tự như dầu thấm qua bấc lên trên cao. Lượng nước này âm ỉ thường xuyên sau đó lan dần lên cao, giống với hiện tượng bấc thấm đèn dầu. Chiều cao mà hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ bay hơi, độ ẩm, nhất là ở Việt Nam vào mùa xuân trời nồm ẩm và mùa hè mưa nhiều.
Xem thêm: 3 Phương Án Cải Tạo Nhà Mái Bằng Bị Thấm Dột Và Xuống Cấp
Những nguyên nhân thấm ngược chân tường sẽ xuất hiện càng nhiều hơn vào thời điểm mùa mưa, lâu dần sẽ khiến ngôi nhà bạn bị xuống cấp một cách trầm trọng.
Một số biện pháp giúp các gia đình giải quyết vấn đề thấm ngược chân tường đang gặp phải. Tùy mỗi trường hợp cụ thể mà có biện pháp hợp lý, dưới đây là 1 vài gợi ý:
3 Cách Chống Thấm Ngược Chân Tường Nhanh & Hiệu Quả
– Nếu tường mặt hông bị thấm (do nước mưa lọt vào khe giữa 2 nhà): thì cần phải chống thấm từ đỉnh tường phia trên (cắt khe bên tường cao và lót tole phủ đỉnh tường bên thấp). Trường hợp này không có giải pháp khác.
– Nếu chân tường vệ sinh bị thấm, cách xử lý tốt nhất như sau:
Đục viên men (mặt trong nhà vệ sinh) gần vị trí thấm và kiểm tra tình trạng ống nước nơi đó (thường là do bị rò rỉ tại vị trí co nối, hoặc do bị bể ống nước)
– Nếu vị trí thấm là tầng hầm, bể ngầm, hố thang máy… thì việc xử lý chống thấm đơn giản nhất là bơm loại keo chống thấm ngược (keo trương nở chống thấm). Keo này khi gặp nước sẽ trương phình ra (tối đa 12 lần), đến 2-3 tiếng sau sẽ hoàn toàn khô cứng và bịt kín các khe nứt.
Hãy tham khảo thêm ý kiến của nhà thầu, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để áp dụng phương pháp chống thấm ngược chân tường một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm 7 Bước Nâng Nền Nhà Nhanh Và Cơ Bản Nhất
Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com
Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà