Có Thể Cải Tạo Nhà Làm Thêm Tầng Hầm Không?

cải tạo nhà làm thêm tầng hầm

Tầng hầm là không gian phổ biến và được yêu thích trong thiết kế của những ngôi nhà ống ở các thành phố đông dân, do nhiều ích lợi như giải quyết nhu cầu chỗ để xe, để đồ, chống nồm ẩm cho tầng trệt và góp phần tăng diện tích sử dụng hữu ích của ngôi nhà. Tuy nhiên đối với những ngôi nhà không xây sẵn ngay từ đầu mà sau một thời gian sử dụng mới cải tạo nhà làm thêm tầng hầm, hãy lưu ý thỏa mãn những câu hỏi dưới đây trước khi bắt tay vào thi công.

Có Thể Cải Tạo Nhà Làm Thêm Tầng Hầm Không?

1. Chú ý phần nền móng cũ của ngôi nhà và của các công trình lân cận

Chiều sâu mới sẽ đào thêm gồm chiều sâu tầng hầm và chiều sâu móng nên mức đào đất sẽ tương đối sâu và rộng, thường chiếm hết diện tích bề mặt công trình. Xây bán hầm, thông thường đào xuống độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên, còn xây hầm sẽ từ 1,5m trở lên. Trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng sẽ khoảng 3m, do đó rất dễ gây lún sụt các công trình kế bên cũng như ảnh hưởng đến chính kết cấu ngôi nhà hiện nay. Áp lực do phụ tải mà các tầng trên của ngôi nhà hay các công trình bên cạnh gây nên là tương đối lớn và phức tạp.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt ngang

Vì vậy, trước khi làm thêm tầng hầm cần khảo sát kỹ lưỡng thực trạng nền móng của căn nhà hiện tại. Liệu phần nền móng cũ có đủ khả năng đảm bảo các yêu cầu cho công tác chèn thêm tầng hầm hay không? Liệu việc xây thêm tầng hầm có ảnh hưởng gì đến phần kết cấu bên trên của căn nhà và của cả các công trình liền kề không? Làm thêm tầng hầm cho nhà mình có gây sạt lở nền móng của các nhà lân cận không? Có biện pháp gì để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công không? Trả lời được tất cả những vấn đề trên, bạn hãy sẵn sàng bắt tay vào việc cải tạo thêm tầng hầm.

Trong quá trình thêm hầm, đối với các công trình lân cận, người thiết kế lẫn đơn vị thi công cần có biện pháp cụ thể trong việc đào đất và sử dụng hệ thống tường vây và giằng để chống lại các phụ tải do công trình liền kề gây ra. Việc này cần do đơn vị có chuyên môn thực hiện và nên được thẩm tra kỹ trước khi chính thức tiến hành thi công. Đó là lý do vì sao chủ đầu tư và đơn vị thiết kế thi công nên khảo sát thực tế trước rồi mới đưa ra biện pháp thi công công trình của mình cho hợp lý.

cải tạo nhà làm thêm tầng hầm

2. Chú ý phần nền nhà và mạch nước ngầm bên dưới

Phần nền nhà bên dưới mà ta định làm tầng hầm có bị ảnh hưởng bởi các hệ thống đường ống kỹ thuật chung của khu vực hay không?

Hệ thống đường ống kỹ thuật chung cho khu vực xung quanh ngôi nhà của bạn có thể bao gồm đường ống dẫn nước, đường ống dẫn chất thải, đường ống dẫn khí… Việc cứ thế đào sâu thêm xuống mà không khảo sát kỹ càng sẽ rất dễ gây ra hậu quả đào trúng các hệ thống này, gây nứt vỡ đường ống, ảnh hưởng đến cả khu vực, đồng thời khiến việc thi công công trình tầng hầm gián đoạn hoặc thậm chí bị cấm xây dựng. Vì vậy việc khảo sát hiện trạng công trình trước khi làm tầng hầm là tuyệt đối không thể bỏ qua.

Xem thêm: Hướng Dẫn Quy Trình Cải Tạo Lại Nhà Cửa

Ngoài ra, việc xác định xem phần hầm mới làm có bị ảnh hưởng bởi các mạch nước ngầm không cũng quan trọng không kém. Bạn chắc chắn không muốn có một tầng hầm đỗ xe hay để đồ đạc lúc nào cũng ẩm ướt, sũng nước. Vì vậy chiều sâu của tầng hầm đào thêm phải đảm bảo nằm phía trên mạch nước ngầm. Hoặc nếu có lỡ phạm phải các mạch này, hãy chuẩn bị sẵn biện pháp chống thấm và giải quyết thoát nước cho tầng hầm mới của bạn.

3. Chú ý lối vào tầng hầm và chiều cao thông thủy

Lối vào tầng hầm dự kiến bố trí ở đâu và có đảm bảo cho việc thuận tiện ra vào không? Độ dốc cũng như độ cao có đảm bảo an toàn không?

Nếu bạn xây thêm tầng hầm chỉ với mục đích để đồ đạc hay hay thêm diện tích sử dụng, có thể vấn đề này sẽ không quá quan trọng. Nhưng nếu xây thêm tầng hầm để làm chỗ để xe, đặc biệt là xe ô tô, hãy đảm bảo bạn có đủ không gian để ra vào thoải mái.

cải tạo nền nhà thấp hơn mặt đường

Tầng hầm được thiết kế hợp lý, đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại cả hiệu quả thẩm mỹ lẫn hiệu quả sử dụng

Tại dự thảo tiêu chuẩn “Nhà cao tầng- Tiêu chuẩn thiết kế”, do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn, có quy định đối với tầng hầm dùng làm gara xe (bãi để xe) như sau: “Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15%”.

Xem thêm: 6 kinh nghiệm xương máu khi sửa chữa cải tạo nhà

Chiều cao thông thủy tối thiểu nên có của một tầng hầm hoặc bán hầm thường vào khoảng 2.2m. Tùy theo hiện trạng công trình khảo sát được mà chiều cao này có thể được điều chỉnh, nhưng nhất thiết nên có sự tư vấn, định hướng của người có chuyên môn.

4. Xem xét giải pháp đúc bê tông toàn khối cho tầng hầm

Đây là giải pháp thường được lựa chọn hiện nay bởi nó đảm bảo chống thấm cũng như mức độ an toàn, chống sập cao. Các kết cấu tầng hầm ngoài yêu cầu phải chịu lực như những kết cấu khác của ngôi nhà, còn cần phải có độ chống thấm nhất định để thỏa mãn yêu cầu công năng mà chủ nhân mong muốn.

Tuy nhiên có khả thi hay không thì còn phải xem xét đến các yếu tố khác. Tính tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có chỉ dẫn hay tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế và thi công tầng hầm cho mỗi kiểu công trình. Vì vậy các đơn vị thi công thường thực hiện công tác đổ bê tông toàn khối phần tầng hầm theo kinh nghiệm của riêng mình. Vì vậy việc lựa chọn đơn vị thi công thiết kế tin tưởng khi làm thêm hầm sẽ quyết định kết quả mà bạn đạt được.

Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com

Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà

Save

Save