
Nhà bị nghiêng không còn là hiện tượng xa lạ gì với người dân, đặc biệt là ở các thành phố, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM… nơi mật độ nhà cao tầng san sát, số lượng công trình thi công không ngừng tăng chóng mặt mỗi năm. Hiện tượng lún và nứt công trình dẫn đến bị nghiêng, lệch nhìn chung là khá phổ biến, chỉ khác nhau ở mức độ ít hay nhiều, mức độ ảnh hưởng đến ngôi nhà và người sử dụng. Trong đó có thể kể đến 3 nguyên nhân thường gặp nhất khiến nhà bị nghiêng và phương án xử lý, cải tạo chúng.
3 Nguyên Nhân & Cách Xử Lý, Cải Tạo Sửa Chữa Nhà Bị Nghiêng
1. Nhà bị nghiêng do nhà bên cạnh
Đây là nguyên nhân khách quan không may mắn nhưng lại rất thường gặp phải, nhất là với kiểu cách quy hoạch và xây dựng nhà ống san sát dày đặc ở các đô thị lớn hiện nay. Nhìn chung hiện tượng lún công trình đều liên quan đến kết cấu tổng thể của công trình và đất nền. Với những ngôi nhà có khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình kém, độ lệch lún sẽ nghiêm trọng hơn, trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến cả ngôi nhà bên cạnh – dù có khả năng chịu đựng biến dạng của nền đất tốt hơn, vẫn sẽ bị nghiêng do trọng tải của ngôi nhà kia đè vào.
Nhà bị nghiêng gây ảnh hưởng đến ngôi nhà bên cạnh ở thành phố Hồ Chí Minh
Trong trường hợp này, để tránh thiệt hại về người và của, cần lập tức sơ tán người và đồ đạc ra khỏi ngôi nhà bị nghiêng do chịu ảnh hưởng, chờ độ nghiêng của cả hai ngôi nhà ổn định rồi mới tìm biện pháp xử lý thích hợp theo các trường hợp bên dưới.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt ngang
2. Nhà bị nghiêng do nâng tầng
Đây là nguyên nhân thường gặp ở những ngôi nhà đã cũ, nền móng cũng như độ ổn định của công trình không còn được như mới, chủ công trình lại chọn cách xây thêm tầng mới thay vì phá đi xây lại toàn bộ.
Chồng thêm tầng mới dễ khiến nhà bị nghiêng do tầng dưới không chịu được tải trọng mới
Giải pháp khắc phục trường hợp nhà bị nghiêng này là ngay lập tức cắt giảm tầng đang nâng (trong trường hợp vẫn đang thi công). Trường hợp nhà bị nghiêng sau khi đã hoàn thành, cần vận chuyển khẩn cấp các đồ đạc có trọng lượng lớn xuống tầng trệt, sau đó sử dụng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để lấy lại độ nghiêng ban đầu, trong đó phải bắt đầu từ thao tác gia cố lại phần móng nền đạt đủ độ vững chắc để đáp ứng việc nâng tầng.
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi sửa nhà nâng tầng
3. Nhà bị nghiêng do nền đất yếu
Đây là nguyên nhân chủ quan có thể nói là đáng tiếc nhất cho mỗi công trình. Khi nhà tự bị nghiêng do bản chất của nền đất yếu gây lún, lệch nền móng, không do bất kỳ yếu tố khách quan nào tác động. Phần lớn các công trình dạng này sau khi xây dựng xong sẽ bị lún, nứt. Nguyên nhân chính là sự chủ quan trong khâu khảo sát địa chất, thiết kế và thi công xây dựng.
Những dấu hiệu nhận biết nhà bị nghiêng thường rất dễ thấy
Trường hợp này có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để lấy lại độ nghiêng ban đầu, và cần nhất vẫn là chú trọng khâu xây dựng nền móng, gia cố phần móng nền chắc chắn để đảm bảo phần còn lại của công trình sẽ đứng vững.
Trên đây là 3 nguyên nhân chủ yếu thường gặp dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân thứ yếu ảnh hưởng không nhỏ đến độ nghiêng của ngôi nhà. Tùy theo mỗi trường hợp, cần sự khảo sát cẩn thận và chuyên nghiệp trước khi đưa ra các biện pháp xử lý & cải tạo, vừa để đảm bảo chất lượng công trình, sự an toàn cho bản thân chủ nhà, vừa tránh làm ảnh hưởng đến các nhà lân cận, gây thiệt hại trên diện rộng.
Xem thêm:
- 6 kinh nghiệm xương máu khi cải tạo, sửa chữa nhà
- 5 lưu ý giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi cải tạo, sửa chữa nhà
Về lại Trang chủ: Caitaonhasaigon.com
Tổng Hợp: Tư Vấn Sửa Chữa Cải Tạo Nhà